Chuyện Cụ Dê Năm Mùi
"nguồn http://huongnguyenhoang.blogspot.com"
Thỉnh thoảng
vợ chồng tôi cũng hay có dịp là Đánh Cờ Tướng [nói theo cụ bà Hồ Xuân Hương là
đánh cờ người].
Thực
ra đánh
cờ tướng hay cờ vua, cứ bày bàn cờ ra bàn là mình uýnh, chứ cờ người thì
ngày
xưa phải chờ tới Tết có hội hè đình đám, có đánh đu, có Tam Cúc Điếm, có
Tổ
Tôm Điếm, thì khi đó mới có cuộc Cờ Người, nghĩa là bàn cờ ở giũa trời
lộ
thiên, các quân cờ là những thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo có mầu sắc
giống
quân cờ, dàn ra hai bên, bên mầu đỏ và bên mầu xanh. Hai kỳ thủ thì ngồi
ở
phía trong đánh bằng cờ thật, hai người điều động bàn cờ bên ngoài là
người ta, tay cầm một lá cờ nhỏ gọi là cờ lệnh, nhìn theo kỳ thủ bên nào
đi con nào
thì phất cờ lệnh một cái, vác ngay tấm
bảng lên khỏi cọc đề tên là con cờ gì,
và dẫn con cờ bàng người đi theo đến địa điểm vị tri mới. Trình độ bà xã tôi
cũng có phần hơi cao là chuyên đánh cờ tướng [là loại cờ tướng không cần bàn
và không cần quân]. Hai người không cần phải ngồi đối diện, cứ làm việc của
mình, lâu lâu nói một câu, hai người nói qua nói lại, một lúc thường là tôi
thua, vì quên mất những quân cờ trụ ở chỗ nào. Tiện thể tôi hỏi bà xã:
-Theo bà thì
tại sao người ta gọi là Dê đực là dê Cụ?
Không cần
suy nghĩ chi nhiều bà xã tôi trả lời:
-Con dê con
sinh ra khoảng ba tháng là có râu, mà cứ có râu thì được gọi là Cụ!
Câu nói này
tôi nghe chỉ có thể "Thống Nhì"chứ không "Thống Nhất". Tôi bèn chia sẻ lại:
-Con Dê thì
có râu, còn các con khác như con Chó con Mèo làm gì có râu! Chả lẽ đến già
con Chó và con Mèo cũng không đựợc kêu là cụ? Với nữa các người đàn ông ở vào
tuổi 50- 60-70- 80, có vị thì có râu, có vị thì không có râu, chả lẽ ai có râu thì gọi là Cụ, mà ai không
có râu lại kêu là Bác hay là Chú?
Thấy cuộc
trao đổi chia sẻ dẫn đến bế tắc, bà xã tôi không nói nữa.
Cái từ Dê Cụ
cứ ám ảnh và đi theo tôi. Tôi bèn phôn
cho một người bạn, người này cũng là một văn nghẽo sĩ, tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ
Thuật, hiện là một Tai 'Họa Sĩ" ở không vợ nuôi, bạn truyền như vầy:
-Trong một
cái vườn nuôi dê, khoảng trên dưới một trăm con, có vài con dê đực, phần còn
lại là dê cái dùng để cho sữa và đẻ con. Mấy con dê đực còn lại chỉ có một con
duy nhât là dê Cụ, những con khác chỉ là dê thường mà thôi!
Đọc qua sử
sách văn chương tào lao thì chúng tôi cũng lờ mờ hiểu tàm tạm rằng: Dế có nhiều
loại nào dế mèn dế cơm, dế trũi , dế
than, dế lửa, và dế đá, con dế đá nào bự nhất to nhất, cừ khôi nhất đá hay
nhất đựợc liệt vào hạng Dế Cộ. Con trâu nào
to con nhất, con bò nào ngoại khổ to tổ chảng thì được gọi nôm na là con Trâu
Mộng con Bò Mộng, có nghĩa là Nó to hơn con trâu bò thường.
Nói theo Hoa
Ngữ (tức tiếng Ba Tàu) thì dê được phân loại ra như sau:
1/ Sơn Dương
là dê Núi.
2/ Thảo
Dương là dê thả nuôi trong cánh đồng cỏ .
3/ Viên
Dương là dê nuôi trong vườn nhà.
Trong sách Tàu
không phân ra dê Cụ và dê Ông Nội dê Con và dê Cháu, nhưng ỏ Việt Nam thì đặc
biệt đôi khi kêu Dê Đực bằng Cụ. Không phải con dê đực nào cũng được vinh danh
kêu bằng Cụ. Cũng như con Vịt không phải con Vịt nào cũng kêu là con Vịt Cồ,
mà chỉ kêu tên bình thường là Vịt Tàu, Vịt Bầu, Vịt Đẹt, vịt Bắc Kinh; con
nào đặc biệt Ấn tượng, Vĩ đại mới được kêu là con Vịt Cồ.
Trong pho truyện
"Cà Kê Dê Ngỗng" có người ở
không đi hỏi kinh nghiệm nuôi dê của thượng tướng quân Tô Vũ đời nhà Tiền Hán
thì được ngài trả lời ngắn gọn giản đơn như vầy vầy:
-"Cái
Ngộ
chuyên nuôi Dê Đực, thì có biết chi đâu mà trao đổi chia xẻ kinh
nghiệm! Ngay bản thân cái ngộ cũng phải lấy một con vượn cái làm vợ,
cuôc đời kể như
là un point final rồi!
Trong các thứ
bài, ngoài Bắc có bài Chắn, tuy khác bài Tứ Sắc ở trong Nam, nhưng cung cách
chơi có phần giống nhau. Trong bài Chắn nếu ván bài đó mình tới mà các con bài
trên tay mình trắng hết mà chỉ có một con bài Đỏ Ông Cụ, thì ván tới đó gọi là
Kinh Cụ, ăn nhiều hơn ván thường, nhưng nếu có một lúc bốn con bài Ông Cụ, mà ván đó
mình tới thì gọi là "Kính Tứ Cố" tiền trong mâm hay tiền trong chiếu
,người thắng ván ấy lấy hẳn 1/2 số tiền, thành ra một con bài là kính Cụ, mà
bốn con bài thì gọi là Kính Tứ Cố.
Tôi
hoàn
toàn không nhất trí cao với đề xuất cứ có râu thì kêu là Cụ, mà chỉ là
Nhât
Trí thấp mà thôi. Xin được cà kê qua chuyện râu và không râu: Con cá
chép [Lý
Ngư] mỗi năm có một kỳ thi "cá vượt Vũ Môn" thành rồng, không rõ thành
rồng thì có quyền lợi tiêu chuẩn gì hơn loài cá, mà loại thủy tộc mê
lắm. Những
loại khác đi thi bị rớt không nói tới làm gì, cũng không co lòai nào
than van. Riêng loài Tôm thì cử người lên thiên đình đi
kiện, Trời vốn ở
không nên ba cái chuyện ruồi bu, kiện cáo Trời phải gồng mình lên mà xử. Trời
hỏi:
-Tôm, anh
kiện Trời là kiện cái gì?
-Thưa là thi
cử rất là bất công. Chỉ có cá mới đậu, còn Tôm chả khi nào!
Trời cười
khà khà mà phán như vầy:
-Thực
ra ngay là
lỗi ở 12 bà mụ. Khi nặn ra con người và con thú, vốn cái thủa ban đầu
đã có nhiều sự cố rồi, có
nhiều cái sai rồi nhưng sai lâu ngày nó
thành thói quen, không thể sửa được nữa! Mà sửa lại thì lại càng thêm
rắc rối
khó khăn chung chung, nên không sửa nữa. Các loại kể cả loại người, thì
đầu là bộ óc, phía dưới bụng là là dạ dầy bao tử và ruột già là chứa đồ
căn bã, sau
cùng là hậu môn là cái cửa sau cùng để tống xuất những đồ phế thải ra.
Như vậy
là logic, nhưng ở loài tôm thì ngược lại. Hậu Môn lại ở ngay trên đầu,
lại
có râu nữa "râu Tôm" nên cái đầu thì nặng, mà cái đuôi thì nhẹ, nhấy
lên vượt Vũ Môn, thì thân thể không cân bằng, rớt tòm xuống nước, có thi
đến
tết Congo cũng không đậu!
Con đai diện
họ nhà Tôm cám ơn trời rồi nói:
- Trời sanh
ra loài Tôm bất công quá, nào có râu,
lại Cứt ở trên đầu!
Nói gọn lại
là Dê Cụ là con dê có chất lượng, phục vụ đắc lực và đạt yêu cầu. Cụ đây là Dụng
Cụ, Công Cụ, Cụ thể..., chứ không phải
là dê Già.
Chuvươngmiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét