Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni 1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da 2. Nam mô a rị da 3. Bà lô yết đế thước bát ra da 4. Bồ Đề tát đỏa bà da 5. Ma ha tát đỏa bà da 6. Ma ha ca lô ni ca da 7. Án 8. Tát bàn ra phạt duệ 9. Số đát na đát tỏa 10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da 11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà 12.Nam mô na ra cẩn trì 13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế 14.Tát bà a tha đậu du bằng 15.A thệ dựng 16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa) 17.Na ma bà dà 18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha 19.Án. A bà lô hê 20.Lô ca đế 21.Ca ra đế 22.Di hê rị 23.Ma ha bồ đề tát đỏa 24.Tát bà tát bà 25.Ma ra ma ra 26.Ma hê ma hê rị đà dựng 27.Cu lô cu lô yết mông 28.Độ lô độ lô phạt xà da đế 29.Ma ha phạt xà da đế 30.Đà ra đà ra 31.Địa rị ni 32.Thất Phật ra da 33.Giá ra giá ra 34.Mạ mạ phạt ma ra 35.Mục đế lệ 36.Y hê di hê 37.Thất na thất na 38 A Ra sâm Phật ra xá lợi 39.Phạt sa phạt sâm 40.Phật ra xá da 41.Hô lô hô lô ma ra 42.Hô lô hô lô hê rị 43.Ta ra ta ra 44.Tất rị tất rị 45.Tô rô tô rô 46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ 47.Bồ đà dạ bồ đà dạ 48.Di đế rị dạ 49.Na ra cẩn trì 50.Địa rị sắc ni na 51.Ba dạ ma na 52.Ta bà ha 53.Tất đà dạ 54.Ta bà ha 55.Ma ha tất đà dạ 56.Ta bà ha 57.Tất đà du nghệ 58.Thất bàn ra dạ 59.Ta bà ha 60.Na ra cẩn trì 61.Ta bà ha 62.Ma ra na ra 63.Ta bà ha 64.Tất ra tăng a mục khê da 65.Ta bà ha 66.Ta bà ma ha a tất đà dạ 67.Ta bà ha 68.Giả kiết ra a tất đà dạ 69.Ta bà ha 70.Ba đà ma kiết tất đà dạ 71.Ta bà ha 72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ 73.Ta bà ha 74.Ma bà rị thắng yết ra dạ 75.Ta bà ha 76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da 77.Nam mô a rị da 78.Bà lô kiết đế 79.Thước bàn ra dạ 80.Ta bà ha 81.Án. Tất điện đô 82.Mạn đà ra 83.Bạt đà gia 84.Ta bà ha. ***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát*** !

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

ĐOAN NGỌ !



CON HÓI RANH GIỚI RUỘNG VĂN QUỸ VÀ HƯNG NHƠN
          

   NHỚ MỒNG 5 !

Quê nhà ăn tết tháng trùng ngày
Đoan ngọ (*)từ xưa truyền tới nay
Địa chủ mừng công mùa gặt mãn
Tá điền lãnh việc vụ hè ngay
Nhớ xưa vịt hét vang sân gạch
Chừ mãi người kinh khiếp phận đày
Ăn tết mồng 5 quê vẫn cứ
Dâng hương xuống vụ trái(1) mùa đây./.


XE QUẠT LÚA


DÊN LÚA NHỜ SỨC GIÓ






                              TRÁI MÙA!

Dâng hương xuống vụ trái mùa đây
Đóng trại đồng vườn(2) đạp nước cày
Phía ruộng người ngồi nướng sắn củ(3)
Bên dường(4) trâu mẹp nhai rơm đầy
Chiều về ngồi ngắm cò chao cánh
Tối đến nằm bàn bạn cấy cày
Đạm bạc mồng 5 bên trộ nước(5)
An vui với cảnh ruộng đồng này./.

                                  Kính tặng bà con nông gia

    HẢI CHÁNH,HẢI SƠN,HẢI TÂN,HẢI HÒA VÀ MIỀN Ô LÂU.






 (1)vụ trái (hè thu) :so với vụ mùa (đông xuân ) thì
bấp bênh nên gọi là trái,ngày xưa chủ ruộng hay phú
nông họ làm vụ mùa(đông xuân) tới vụ trái họ thả ra
cho nhà nghèo thuê,việc tưới tiêu chưa chủ động nên
thường mất trắng mà lúa thuê cứ đong đủ cho chủ ruộng.

(2)cánh đồng của làng VĂN QUỸ giáp với ruộng VĂN PHONG MỸ CHÁNH.Vì xa nên phải đóng trại ở lại đạp
nước và cày cấy.
(3)ăn bữa lỡ
(4)dường :bờ ruộng

(5) nơi đạp hoặc tát nước .

(*)Đoan ngọ :
      Thực ra Tết Đoan Ngọ có từ trước khi xảy ra câu chuyện của Khuất Nguyên, và xuất phát từ văn hóa của cộng đồng người Bách Việt cổ mà người Lạc Việt, tổ tiên của chúng ta là một bộ phận cấu thành của cộng đồng đó. Chúng ta có thể thấy được điều này từ chính tên gọi của Tết Đoan Ngọ. “Đoan” nghĩa là “nhất”, “Ngọ” được hiểu giữa trưa vì thế Tết Đoan Ngọ thường được cử hành vào giữa trưa. Nếu theo thuyết âm dương ngũ hành thì nước ta nằm ở phương Nam, vùng đất nóng nên “Ngọ” được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa và trong một ngày thì dương khí cao nhất là giờ Ngọ (thời điểm giữa ngày); trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong một năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng giữa năm, tức tháng 5). Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ, đây chính là thời điểm giữa năm vì thế trong dân gian nó còn được gọi là Tết giữa năm.   

                                                         (sưu tầm )