Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni 1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da 2. Nam mô a rị da 3. Bà lô yết đế thước bát ra da 4. Bồ Đề tát đỏa bà da 5. Ma ha tát đỏa bà da 6. Ma ha ca lô ni ca da 7. Án 8. Tát bàn ra phạt duệ 9. Số đát na đát tỏa 10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da 11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà 12.Nam mô na ra cẩn trì 13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế 14.Tát bà a tha đậu du bằng 15.A thệ dựng 16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa) 17.Na ma bà dà 18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha 19.Án. A bà lô hê 20.Lô ca đế 21.Ca ra đế 22.Di hê rị 23.Ma ha bồ đề tát đỏa 24.Tát bà tát bà 25.Ma ra ma ra 26.Ma hê ma hê rị đà dựng 27.Cu lô cu lô yết mông 28.Độ lô độ lô phạt xà da đế 29.Ma ha phạt xà da đế 30.Đà ra đà ra 31.Địa rị ni 32.Thất Phật ra da 33.Giá ra giá ra 34.Mạ mạ phạt ma ra 35.Mục đế lệ 36.Y hê di hê 37.Thất na thất na 38 A Ra sâm Phật ra xá lợi 39.Phạt sa phạt sâm 40.Phật ra xá da 41.Hô lô hô lô ma ra 42.Hô lô hô lô hê rị 43.Ta ra ta ra 44.Tất rị tất rị 45.Tô rô tô rô 46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ 47.Bồ đà dạ bồ đà dạ 48.Di đế rị dạ 49.Na ra cẩn trì 50.Địa rị sắc ni na 51.Ba dạ ma na 52.Ta bà ha 53.Tất đà dạ 54.Ta bà ha 55.Ma ha tất đà dạ 56.Ta bà ha 57.Tất đà du nghệ 58.Thất bàn ra dạ 59.Ta bà ha 60.Na ra cẩn trì 61.Ta bà ha 62.Ma ra na ra 63.Ta bà ha 64.Tất ra tăng a mục khê da 65.Ta bà ha 66.Ta bà ma ha a tất đà dạ 67.Ta bà ha 68.Giả kiết ra a tất đà dạ 69.Ta bà ha 70.Ba đà ma kiết tất đà dạ 71.Ta bà ha 72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ 73.Ta bà ha 74.Ma bà rị thắng yết ra dạ 75.Ta bà ha 76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da 77.Nam mô a rị da 78.Bà lô kiết đế 79.Thước bàn ra dạ 80.Ta bà ha 81.Án. Tất điện đô 82.Mạn đà ra 83.Bạt đà gia 84.Ta bà ha. ***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát*** !

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

RỒI CŨNG HẾT!




RỒI CŨNG HẾT!

Ngày cũng hết và tuần cũng hết
Tháng cũng tàn và năm cũng qua
Chả ai quan tâm thời với tíêt
Mới hôm qua hôm nay đã già!

Hồi trước là 1 bãi tha ma
Bây giờ là cả 1 vườn hoa
Hoa tươi đủ mầu thêm đủ sắc
Người thôi đủ cả Tàu, Chà Và

Người thì thả tóc người quấn khăn
Người thời đội mũ kẻ đầu trần
Rừng hoa hoa người thôi đủ thứ
Kẻ thì mặc váy kẻ chơi quần

Kẻ đứng kẻ ngồi và kẻ đi
Loanh quanh chả biêt làm thứ gì
Hoa tươi phô sắc hương nao nức
Hinh như trời cũng sắp xuân về?

Trận gió vu vơ thổi cái vèo
Lá vàng luống cuống vội rơi theo
Hết là thu điếu rồi thu đóm
Con chó vẩn vơ ngủ gốc đào!

Giữa thu rộn rã lá vàng rơi
Ngán ngẫm ngồi coi cái cõi đời
Bằng cấp xếp vào nơi bồ lúa
Phủ huyện giờ đây lại giống bồi
Hia mão hao hao phường hát bội
Râu ria lộn xộn buổi giao thời
Võng lọng để chờ khiêng xác chết
Cống nghè giống 1 đống đồ chơi

Hết xương rồi lại đến cả da
Thơ văn say khướt cụ Tản Đà
Quanh đi quẩn lại dăm hũ rượu
Đậu phụng luộc ồ lại cả pha xa

chuvươngmiện

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

MẸ VÀ GIÊNG HAI!




MẸ VÀ GIÊNG HAI!
Xuân chao rách tấm giêng hai
Mẹ bòn cơ cực vá vai đoạn trường
Trần thân phơi tủi gió sương
Ngọn bấc quơ nát vạt nương tội tình

Mầm nứt mơ giọt bình minh
Truân chuyên mót lại gom tình cho không…
Qua thì cải vội ra ngòng
Qua xuân mẹ vẫn nghiêng đong mưa phùn

Lượm rìa làng chút ung dung
Cơ hàn dầu dãi đã từng Mẹ ơi!
Rét cào đông cạn máu tươi*
Mẹ hom hem gọi nắng phơi giêng mình!

ếch bồn chồn động ao đình
áo xưa vắt vẻo ướp cành ca dao
Mẹ sàng sảy hạt xuân sau
Gieo mầm chất phác tứa màu an nhiên.
Lê Đăng Mành
*Tục ngữ QtTrị: Giêng hai cắn ngón tay không ra máu

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

ĐỌC “NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ”



                                 ĐỌC “NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ”
                                     ĐƯỜNG THI LÊ NGỌC PHÁI
                                                           Châu Thạch

Hiện nay phong trào làm thơ Đường phát triển rất ngoạn mục trên diễn đàn văn chương nước ta. Ngoài những trang web và ấn phẩm của Hội thơ Đường luật Việt Nam chuyên về Đường thi,  hầu như trên tất cả các trang web văn chương khác đều có “Góc Thơ Đường” dành riêng cho bạn đọc và bạn viết yêu thích thể thơ nầy.
Quan niệm chơi Đường thi hiện nay cũng có hai ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng không nên chơi Đường thi vì Đường thi là thể thơ cổ điển, luật lệ nghiêm ngặt có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hơn nữa,  Trung Quốc và ta vì đương “cơm không lành, canh không ngọt” nên tẩy chay nó đi là vừa. Tuy nhiên, đại đa số các nước trên thế giới đều thấy được rằng thể loại thơ Đường hiện đang tồn tại ở Việt Nam chính là thơ Đường của Việt Nam. Thơ Đường tuy phát xuất từ Trung Quốc nhưng du nhập vào nước ta đã hơn cả ngàn năm, được ông bà ta chắt lọc, cách tân và biến hóa thành văn hoá nước nhà. Ngay tại Trung Quốc, thơ Đường cũng đã biến mất từ lâu. Vậy chơi Đường thi là bảo tồn và phát huy cái hay của người xưa để lại. Trong nhiều năm gần đây, Liên Hiệp Các Hội UNESCO Việt Nam đã quan tâm đến thể thơ Đường luật của Việt Nam và đã tạo điều kiện để duy trì và phát triển thể thơ này thông qua Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn chương Việt Nam và một số đơn vị hoặc tổ chức thơ văn khác.  Trong phong trào phát triển mạnh mẽ của thơ Đường hiện nay, tác giả Lê Ngọc Phái, cựu Giảng viên Đại học Huế, hiện là thành viên của Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh và Chánh Văn Phòng của Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn chương Việt Nam đã phát hành tập thơ “Những Dấu Ấn Lịch Sử” vào đầu năm 2015.
 Tập thơ ‘Những Dấu Ấn Lịch Sử” gồm có 88 bài thơ Đường luật viết về lịch sử Việt nam từ thời Hùng Vương cho đến khởi nghĩa chống Pháp ở Yên Bái năm 1930. Mỗi bài thơ còn kèm theo hình ảnh và chú thích để minh hoạ thêm nội dung. Tập thơ dùng Đường thi để kể lại những vinh quang của dân tộc Việt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước trước hoạ xâm lăng phương Bắc.
 Ở trang đầu Thượng Toạ Thích Thiện Thông (Trụ trì chùa Sắc Tứ Minh Thiện Khánh Hòa) đã tán dương tập thơ bằng một bài Đường thi có hai câu kết như sau:

              Tác phẩm vinh danh bao chiến tích
               Giả, chơn minh định đẹp vô bờ.

Nhà thơ Nguyễn Văn Quang (Cựu GSTHNH) trong bài Đường thi cũng cảm tác, khái quát được nội dung của sách như sau:

            Bao trang sách, tạc bao thần tượng
            Mỗi áng thơ, ghi mỗi tấm lòng
            Sự tích anh hùng lưu hậu thế
            Vinh danh hào khí giống Tiên Rồng.

Và Châu Thạch tôi cũng cảm tác một bài tứ tuyệt như sau:

               Một áng văn chương lắm sắc bông
                Đường thi ghi dấu bậc anh hùng
                Nghìn thu rạng rỡ hồn dân Việt
                Xây dựng giang sơn giống Lạc Hồng.

Trên đây chỉ xin trích một vài khen tặng ngắn gọn có tóm tắt nội dung của tác phẩm, còn lại nhiều bài của các nhà thơ, các nhà phê bình thơ, các nhà trí thức, các Hòa Thượng, Thượng Toạ viết tỉ mỉ hơn về giá trị của “Những Dấu Ấn Lịch Sử” thì còn nhiều.
 Về giá trị văn chương của “Những Dấu Ấn Lịch Sử” thì nhà thơ nhà giáo Võ làng Trâm cảm tác bốn câu đầu của một bài Đường thi như sau:

                  Tập thơ- lược kể các danh nhân
                   Truyền bá sử ta đẹp mọi phần
                  Thông suốt luật niêm không trái ý
                   Chỉnh chu phép đối giữ thông vần

Nhà thơ Kim Hoa có bài tứ tuyệt như sau:

               Tiếng thơ khơi động tiếng gươm khua
                Vệ quốc, an dân nghiệp kế thừa
                Lịch sử ngàn năm bừng sống dậy
                Thầm nghe chí lớn của người xưa.

 Với chỉ hai nhận xét nêu trên cũng đủ xác nhận được
tập thơ với những bài Đường thi sít sao, chuẩn xác luật Đường thi một cách “Thông suốt luật niêm không trái ý/ Chỉnh chu phép đối giữ thông vần” và tiếng thơ
 “ khơi động tiếng gươm khua” làm cho người đọc cảm nhận được “Lịch sử ngàn năm bừng sống dậy/ Thầm nghe chí lớn của người xưa”. Vậy thì về giá trị văn chương của “Những Dấu Ấn Lịch Sử” thiết nghĩ không cần bàn tới nữa. 

Từ xưa ông cha ta đã dùng Đường thi để công bố chủ quyền đất nước, hịch quân sĩ , vinh danh tổ quốc thân yêu và cho đến nay những bài thơ như thế không bao giờ thiếu. Tuy thế, một tập Đường thi dành riêng để tôn vinh “Những Dấu Ân Lịch Sử” của dân tộc như tập thơ của tác giả Lê Ngọc Phái thì rất hiếm, hoặc nếu không lầm thì hình như không có. Thật như thế thì nhà thơ Lê Ngọc Phái là người có sáng kiến tiên phong, đáng trân trọng và hy vọng như nhà văn Nguyễn Khắc Phước đã viết:  “Một ngày nào đó, tôi tin rằng những bài thơ trong tập NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ sẽ xuất hiện trong sách giáo khoa”.

Đến đây Châu Thạch tôi nghĩ không nên viết gì thêm, để dành phần còn lại cho người tìm và đọc, khám phá những dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc qua cây bút tài hoa Lê Ngọc Phái ./.
                                                    Châu Thạch
 Nguồn từ email của Tác giả:truongvantran@hotmail.com

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

VĂN THƠ ĐẠI CỒ VIỆT !




                                                    Chân dung Tác giả 

VĂN THƠ ĐẠI CỒ VIỆT
Giữ giang sơn được bốn ngàn năm
Ngoài gươm giáo đuổi thù của những anh hùng cứu nước
Là những vần thơ đánh tan quân xâm lược
Khẳng định một lời:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư”!

Cùng xương anh hùng, cùng máu anh thư
Là ngọn bút theo gươm trừ loài vô đạo.
Thơ Đại Cồ là Bình Ngô Đại Cáo
Là “đem đại nghĩa, thắng hung tàn”

Thơ Đại Cồ là hội nghị Bình Than,
Là nộ khí của trái cam Trấn Quốc Toản.
Là sáu chữ vàng ngàn năm chói sáng:
“Phá cường địch, báo hoàng ân”

Thơ Đại Cồ là tiếng sét Ải Chi Lăng
Là tiếng trống quân Nam rụng rời thành phương Bắc
Là xác giặc kín đèo, là máu thù nhầy đất.
Thơ Đại Cồ lời lời tràn khí phách,
Là “Đằng Giang tự cổ huyết du hồng”

Là một lời làm khiếp vía quân Mông:
“Thà làm quỷ nước Nam, không làm vương đất Bắc”
Là Nguyễn Biểu làm kẻ thù tím mặt,
Sang sảng lời thơ bữa Cỗ Đầu Người.

Thơ Đại Cồ không sợ máu đổ xương rơi,
Là cọc Bạch Đằng muôn thu còn nhọn hoắt
Thơ Đại Cồ là cánh tay “Sát Thát”,
Là xác thù nghẽn nước Bạch Đằng Giang.

Thơ Đại Cồ là nõ thần Kim Quy, là roi thần ngựa sắt,
Là trống Ngọc Hồi , là thớt tượng Quang Trung.
Thơ Đại Cồ là “đánh để răng đen, đánh cho dài tóc”
Là máu là xương của những đấng anh hùng

Thơ Đại Cồ là triệu trái tim bất khuất,
Không có thơ hèn, không bán nước cầu vinh

Kha Tiệm Ly

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

NHƯ HẾN !



 
NHƯ HẾN
Vua cũng câm mà Quan cũng câm
2 bờ bên đục lại bên trong

Trách chi á nguyên Cao Bá Quát
1 phương rừng độc chí ngang tàng
Làm Vua làm Quan rồi cũng chết
Làm giặc làm dân sống xoàng xoàng
Mai mốt dẫn nhau về với đất
Phiá nào cũng chỉ thấy non sông!

GIÀ DỊCH
Thời xưa trai gái ở vào tuổi 20
Mới đam mê theo sát nút ái tình
Còn các cụ ông cụ bà
6, 7 bó trở lên thì mần thinh
Bây chừ đổi đời
Bọn nam nữ 20, 30 , 40
Lại chọn sống độc thân
Có nghiã là 1 mình
Con các cụ thất thập
Kể cả 2 thứ bà ông
No cơm ấm cật dửng mỡ
Lại thích chuyện ăn nằm
[chuyện vu sơn ái ân]
Khứa lão 80 bỏ vợ 7 bó
Về Việt Nam lấy ghệ mới
5, 6 bó nửa chừng xuân
Chuyên mặc váy không chơi quần
Vợ chồng không nhận nhau
Cha con không nhận nhau
Bà con cô bác không nhận nhau
Chả cần?
Cơm no bò cưỡi 1 năm 4 muà
Mùa nào cũng là mùa xuân
Vùa đi vừa chống gậy
Quên đầu quên đuôi
Lẩm nhẩm gần cưủ tuần
Đồ già mắc dịch
Đồ già mất nết
Đúng là đồ già gân!

Chu Vương Miện
 Kết quả hình ảnh cho hình ảnh già dê gái