script>
Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
Câu Đối Ngày Tết
Câu Đối Ngày Tết !
Nguồn http://huongnguyenhoang.blogspot.com
Nói tới ngày Tết thi đủ thứ
đi theo nó. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới Câu Đối Tết mà thôi, chứ
các thứ khác thì hoàn toàn mù tịt.
Qua bên này, tôi được
làm chung với một vị quan Huyện [nguyên là Phó Đốc Sự Hành Chánh xuất thân],
còn tôi là Thư Ký Hành Chánh nên thầy phong cho tôi làm chức Thầy Đề. Chúng tôi
làm chung ở một shop may của một bà người Tàu mù chữ. Chúng tôi hành nghề ủi
quần áo, giờ giấc thì hết sức là "cao su" có khi nghỉ cả tuần, có khi
thì làm cả ngày và cả ban đêm. Công việc thất thường khi đực khi cái, cũng
không thể kiếm được cái nghề nào khác nên đành nghiến răng chịu vậy. Tính tình
của anh cũng hợp với tôi, thỉnh thoảng anh có sách của bá tánh gửi cho, không
bao giờ đọc, mà mang cho tôi kèm theo một câu "Chú mày mang về nhà mà chêm."
Tôi chịu câu nói này lắm.
Chuyện là như vầy: Tủ sách
nhà tôi thì nhiều lắm, tuy nhiên bạn bè muốn lấy cuốn nào thì lấy, không có cho
mượn bao giờ, thanh ra chỗ này khuyết chỗ kia khuyết, cứ có sách là tôi bổ sung
Chêm vào cho nó thẳng những cuốn sách thế thôi, chứ cũng rất ít khi đọc! Tình
hình chung thì cũng chả ai khá gì, không culi thì cũng quét chợ hoặc bốc vác
thế thôi! Những cơ sở sản xuất vũ khí dài cả mấy dậm liền đều bị đóng cửa, vì
các nước nhỏ vịt đẹt không chíu đánh nhau nữa, cho Kẹo cũng không đánh, nên cái
chiêu bài bán vũ khí không được ưa chuộng nên tạm dừng chân. Trong những cơn bĩ
cực, hai anh em lao động không vất vả chi lắm về thể xác, nhưng tiền bạc cũng
rất là khiêm tốn kiếm được, chỉ bù lại là Nói (nói này hoàn toàn không có nói Phét).
Chỉ có hai anh em và các Amigo và Amiga, thành ra chỉ nói tào lao cố đế cho nó
qua ngày đoạn tháng, nếu không tù thì cũng chỉ Bốc Cứt, chả vinh quang cái chó
gì! Anh biết tôi và anh là những người lỡ thời lỡ vận, sống cái kiếp con giun
con dế, nhưng bù lại thì nói cho nó sướng cái miệng. Anh biêt ý tôi là chỉ nghe
chỉ nói những mẩu chuyện nào Mới mà thôi, chuyện cũ không bao giờ nói và cũng
không bao giờ nghe.
Trưa đó sau khi ăn cơm xong ở
ngoài Tụ Nghĩa Đường (tức là ăn cơm cạnh thùng rác để ở ngoài đường), anh kể
chuyện này thì mới keng:
Hồi làm Trưởng Ty dưới miền
Tây, qua có đi thăm động Thúy Kiều, qua hỏi: "Em làm cái nghề ngỗng này
bao lâu?" thì được chị em ta trả lời: "Em mới vào nghề có hơn 10 năm,
còn mới lắm!" Và quan Huyện lúc đó hỏi lại: "10 năm mà còn mới
cái gì?" - "Đúng như vậy, mỗi địa điểm từ Cà Mâu đi ra, từ Quảng Trị
đi vào, mỗi nơi mỗi chốn, em ở có một tuần, rồi lập tức chuyển quân, thành ra
dù thâm niên công vụ 10 năm em vẫn còn mới toanh à?"
Câu đối cũng theo thời gian
chuyển biến và hoàn cảnh xã hội cùng chế độ, mỗi một giai đoạn lịch sử là có
chuyển biến và câu đối cũng chuyển biến theo. Cứ lập đi lập lại những cái cũ
những câu đối cũ là làm phiền lòng người đọc, và đây là những câu đối ở thời kỳ
hiện đại (tức hại điện điện cúp lia chia dài dài). Cụ Đồ chế độ mới ra câu đề
"Xuất Khẩu" người nghe bèn đối lại "Nhập Môn". Thủ trưởng
ra câu "Cà Phê," nhân viên nghe liền đối lại "Tiêu
Chuẩn". Cà đối với Tiêu và Phê đối với Chuẩn.
Cũ hơn chút nữa, nhưng là tờ
báo không thông dụng, rất ít người đọc, nhưng câu đối thì lại quá hay. Xin đơn
cử ra đây:
Câu ra:
-Núi mông sơn cao hốt xen trời
(núi, Mông tiếng Pháp cũng là
núi và Sơn tiếng Tàu cũng là núi; hốt tiếng Pháp là cao, xen ciel trời)
Câu đối lại:
- Nước Lô thủy chẩy cùn mé
biển
(nước, l'eau, Thủy là tiếng Hoa,
coule, mer biển)
Sau đây là chuyện câu đối mà
chính bản thân tôi được chính tai nghe mắt thấy, và chính mình tham dự. Ông
Xếp tôi là đàn em của một vài vị có vai vế trong chính quyền, chuyện chính sự
thì không bao giờ có ông Xếp của tôi, mà chuyện ăn nhậu thì có chút đỉnh, và
toàn là dính dáng đến Thịt Chó. Ông xếp tôi quý tôi ở vài điểm, nên mỗi
lần ăn chùa như thế, thì thường gọi tôi đi theo. Tôi đi theo không phải mục
đích là Ăn mà mục đích để Học, vì trong số đó có một cụ, ngày trước làm tỉnh
trưởng Ban Mê Thuột. Làm tỉnh trưởng đối với tôi thì không quan trọng, nhưng cái
quan trọng là kiến thức của cụ nghiêng ngửa với cụ Giản Chi, tôi ngưỡng mộ cụ
khi cụ giải nghĩa cho tôi hai câu ca dao mà thường là thiên hạ bó tay, câu như
sau:
-"Yêu nhau vì một
chữ tình
Nhà quê lên ngược, tỉnh thành
xuống xuôi"
Cụ phán:
- Có nghĩa đen thùi lùi là
như thế này: "Đàn bà nhà quê thì mặc váy, mà đàn bà thành phố thì mặc
quần, nên khi hành sự Yêu, nhà quê thì phải tốc ngược lên, mà thành phố thì kéo
dây lưng quần bằng thun xuống".
Bữa nhậu thịt Chó hôm đó ở
đường Nguyễn Thiện Thuật, gần ngay đường rầy xe lửa. Bàn của chúng tôi gồm có
sáu người, tôi là em út. Nhà hàng vừa bày biện ra bàn chưa có ai cầm đũa thì
bỗng nhiên có một bạn bằng hữu giang hồ không mời mà tự động ngồi xuống bàn
chúng tôi. Đương sự nói:
- Kính thưa các cụ, các ông,
nhân thấy quí vị ngồi một bàn mà chỉ có sáu người, tiếng Hoa gọi là Lục Súc,
nên chúng tôi không quản tài hèn đức bạc đến ngồi chung vào với quý vị cho nó
ra Thât Hiền, và xin ra một câu đối. Trong các vị ai mà đối được, thì kể như
bữa tiệc hôm nay, tại hạ xin được hân hạnh kính mời.
Không dài dòng chi, Cụ Tiên
Chỉ phán:
-Vậy xin bạn ra câu Đối đi!
Người lạ không cần suy nghĩ
noí ngay:
-Chả Ngon! (Câu này có 2 nghĩa
là Chả cá Ngon [và một nghĩa nữa là chả Cá không ngon.)
Cả sáu người chúng tôi thì
tôi hoàn tòan không biết, còn các vị khác thì có vị là dân nhậu, hoặc có vị chỉ
vì giao tế mà đi chớ chuyện thơ phú đối đáp có khi cũng không rành, đành bó
tay. Cụ nguyên tỉnh trưởng sau cùng cũng bó tay luôn và cụ phán:
-Thua! xin giải.
Vị khách không mời nói:
-Đéo Sướng! [Có nghĩa là
làm cái công việc hành lạc đó sướng, nghĩa thứ hai là chả có sướng khoái gì cả!]
Bà con ta thua, mà thua thật
đậm các Cụ ạ.
Chuvươngmiện
Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015
Chuyện Cụ Dê Năm Mùi
Chuyện Cụ Dê Năm Mùi
"nguồn http://huongnguyenhoang.blogspot.com"
Thỉnh thoảng
vợ chồng tôi cũng hay có dịp là Đánh Cờ Tướng [nói theo cụ bà Hồ Xuân Hương là
đánh cờ người].
Thực
ra đánh
cờ tướng hay cờ vua, cứ bày bàn cờ ra bàn là mình uýnh, chứ cờ người thì
ngày
xưa phải chờ tới Tết có hội hè đình đám, có đánh đu, có Tam Cúc Điếm, có
Tổ
Tôm Điếm, thì khi đó mới có cuộc Cờ Người, nghĩa là bàn cờ ở giũa trời
lộ
thiên, các quân cờ là những thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo có mầu sắc
giống
quân cờ, dàn ra hai bên, bên mầu đỏ và bên mầu xanh. Hai kỳ thủ thì ngồi
ở
phía trong đánh bằng cờ thật, hai người điều động bàn cờ bên ngoài là
người ta, tay cầm một lá cờ nhỏ gọi là cờ lệnh, nhìn theo kỳ thủ bên nào
đi con nào
thì phất cờ lệnh một cái, vác ngay tấm
bảng lên khỏi cọc đề tên là con cờ gì,
và dẫn con cờ bàng người đi theo đến địa điểm vị tri mới. Trình độ bà xã tôi
cũng có phần hơi cao là chuyên đánh cờ tướng [là loại cờ tướng không cần bàn
và không cần quân]. Hai người không cần phải ngồi đối diện, cứ làm việc của
mình, lâu lâu nói một câu, hai người nói qua nói lại, một lúc thường là tôi
thua, vì quên mất những quân cờ trụ ở chỗ nào. Tiện thể tôi hỏi bà xã:
-Theo bà thì
tại sao người ta gọi là Dê đực là dê Cụ?
Không cần
suy nghĩ chi nhiều bà xã tôi trả lời:
-Con dê con
sinh ra khoảng ba tháng là có râu, mà cứ có râu thì được gọi là Cụ!
Câu nói này
tôi nghe chỉ có thể "Thống Nhì"chứ không "Thống Nhất". Tôi bèn chia sẻ lại:
-Con Dê thì
có râu, còn các con khác như con Chó con Mèo làm gì có râu! Chả lẽ đến già
con Chó và con Mèo cũng không đựợc kêu là cụ? Với nữa các người đàn ông ở vào
tuổi 50- 60-70- 80, có vị thì có râu, có vị thì không có râu, chả lẽ ai có râu thì gọi là Cụ, mà ai không
có râu lại kêu là Bác hay là Chú?
Thấy cuộc
trao đổi chia sẻ dẫn đến bế tắc, bà xã tôi không nói nữa.
Cái từ Dê Cụ
cứ ám ảnh và đi theo tôi. Tôi bèn phôn
cho một người bạn, người này cũng là một văn nghẽo sĩ, tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ
Thuật, hiện là một Tai 'Họa Sĩ" ở không vợ nuôi, bạn truyền như vầy:
-Trong một
cái vườn nuôi dê, khoảng trên dưới một trăm con, có vài con dê đực, phần còn
lại là dê cái dùng để cho sữa và đẻ con. Mấy con dê đực còn lại chỉ có một con
duy nhât là dê Cụ, những con khác chỉ là dê thường mà thôi!
Đọc qua sử
sách văn chương tào lao thì chúng tôi cũng lờ mờ hiểu tàm tạm rằng: Dế có nhiều
loại nào dế mèn dế cơm, dế trũi , dế
than, dế lửa, và dế đá, con dế đá nào bự nhất to nhất, cừ khôi nhất đá hay
nhất đựợc liệt vào hạng Dế Cộ. Con trâu nào
to con nhất, con bò nào ngoại khổ to tổ chảng thì được gọi nôm na là con Trâu
Mộng con Bò Mộng, có nghĩa là Nó to hơn con trâu bò thường.
Nói theo Hoa
Ngữ (tức tiếng Ba Tàu) thì dê được phân loại ra như sau:
1/ Sơn Dương
là dê Núi.
2/ Thảo
Dương là dê thả nuôi trong cánh đồng cỏ .
3/ Viên
Dương là dê nuôi trong vườn nhà.
Trong sách Tàu
không phân ra dê Cụ và dê Ông Nội dê Con và dê Cháu, nhưng ỏ Việt Nam thì đặc
biệt đôi khi kêu Dê Đực bằng Cụ. Không phải con dê đực nào cũng được vinh danh
kêu bằng Cụ. Cũng như con Vịt không phải con Vịt nào cũng kêu là con Vịt Cồ,
mà chỉ kêu tên bình thường là Vịt Tàu, Vịt Bầu, Vịt Đẹt, vịt Bắc Kinh; con
nào đặc biệt Ấn tượng, Vĩ đại mới được kêu là con Vịt Cồ.
Trong pho truyện
"Cà Kê Dê Ngỗng" có người ở
không đi hỏi kinh nghiệm nuôi dê của thượng tướng quân Tô Vũ đời nhà Tiền Hán
thì được ngài trả lời ngắn gọn giản đơn như vầy vầy:
-"Cái
Ngộ
chuyên nuôi Dê Đực, thì có biết chi đâu mà trao đổi chia xẻ kinh
nghiệm! Ngay bản thân cái ngộ cũng phải lấy một con vượn cái làm vợ,
cuôc đời kể như
là un point final rồi!
Trong các thứ
bài, ngoài Bắc có bài Chắn, tuy khác bài Tứ Sắc ở trong Nam, nhưng cung cách
chơi có phần giống nhau. Trong bài Chắn nếu ván bài đó mình tới mà các con bài
trên tay mình trắng hết mà chỉ có một con bài Đỏ Ông Cụ, thì ván tới đó gọi là
Kinh Cụ, ăn nhiều hơn ván thường, nhưng nếu có một lúc bốn con bài Ông Cụ, mà ván đó
mình tới thì gọi là "Kính Tứ Cố" tiền trong mâm hay tiền trong chiếu
,người thắng ván ấy lấy hẳn 1/2 số tiền, thành ra một con bài là kính Cụ, mà
bốn con bài thì gọi là Kính Tứ Cố.
Tôi
hoàn
toàn không nhất trí cao với đề xuất cứ có râu thì kêu là Cụ, mà chỉ là
Nhât
Trí thấp mà thôi. Xin được cà kê qua chuyện râu và không râu: Con cá
chép [Lý
Ngư] mỗi năm có một kỳ thi "cá vượt Vũ Môn" thành rồng, không rõ thành
rồng thì có quyền lợi tiêu chuẩn gì hơn loài cá, mà loại thủy tộc mê
lắm. Những
loại khác đi thi bị rớt không nói tới làm gì, cũng không co lòai nào
than van. Riêng loài Tôm thì cử người lên thiên đình đi
kiện, Trời vốn ở
không nên ba cái chuyện ruồi bu, kiện cáo Trời phải gồng mình lên mà xử. Trời
hỏi:
-Tôm, anh
kiện Trời là kiện cái gì?
-Thưa là thi
cử rất là bất công. Chỉ có cá mới đậu, còn Tôm chả khi nào!
Trời cười
khà khà mà phán như vầy:
-Thực
ra ngay là
lỗi ở 12 bà mụ. Khi nặn ra con người và con thú, vốn cái thủa ban đầu
đã có nhiều sự cố rồi, có
nhiều cái sai rồi nhưng sai lâu ngày nó
thành thói quen, không thể sửa được nữa! Mà sửa lại thì lại càng thêm
rắc rối
khó khăn chung chung, nên không sửa nữa. Các loại kể cả loại người, thì
đầu là bộ óc, phía dưới bụng là là dạ dầy bao tử và ruột già là chứa đồ
căn bã, sau
cùng là hậu môn là cái cửa sau cùng để tống xuất những đồ phế thải ra.
Như vậy
là logic, nhưng ở loài tôm thì ngược lại. Hậu Môn lại ở ngay trên đầu,
lại
có râu nữa "râu Tôm" nên cái đầu thì nặng, mà cái đuôi thì nhẹ, nhấy
lên vượt Vũ Môn, thì thân thể không cân bằng, rớt tòm xuống nước, có thi
đến
tết Congo cũng không đậu!
Con đai diện
họ nhà Tôm cám ơn trời rồi nói:
- Trời sanh
ra loài Tôm bất công quá, nào có râu,
lại Cứt ở trên đầu!
Nói gọn lại
là Dê Cụ là con dê có chất lượng, phục vụ đắc lực và đạt yêu cầu. Cụ đây là Dụng
Cụ, Công Cụ, Cụ thể..., chứ không phải
là dê Già.
Chuvươngmiện
Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015
XUÂN CÚT CÔI !
XUÂN CÚT CÔI !
THƠ MỜI HỌA
Thấy én sóng đôi chạnh nhớ
người
Bao ngày biền biệt chẳng tăm hơi
Khói còn lẩn thẩn chờ sương gọi
Mây vẫn thiết tha đợi nước mời
Hay mải mê bơi- khều nguyệt lội
Mà ruồng rẫy ném- mặc hoa trôi
Về đây cầm xới nồi cơm nguội*
Cho cút côi xuân chút mặn mòi!
Lê
Đăng Mành
*Chàng ơi phụ thiếp làm chi!
Thiếp là cơm nguội đỡ
khi đói lòng!
BÀI HỌA
HÈ SANG !
Tiếng quốc hè sang vọng tới
người
Chi mà non nỉ đến tàn
hơi
Dạ thương bạn cũ nao lời nhắn
Lòng nhớ tình xưa buốt giọng
mời
Chẳng phải hương hoa mặc gió
thoảng
Hay là ong bướm kệ mây trôi
Thương nhau sá kể vơi bồ ló*
Mấy chữ dùng cho đến cạn mòi!
Phan Tự Trí
bồ ló*: bồ lúa.
Bà nội tôi có lời ru:
Nỏ ham bồ ló anh đầy
Ham dăm ba chữ cho tày người
ta
GIÀ ĐỢI
NGƯỜI YÊU
Cay đắng nào hơn ngóng đợi
người!
Khi lòng phơi phới lại tàn
hơi
Trăng khuya lách cửa mơ ai
gọi
Gió lạnh khoèo then tưởng bạn
mời
Dấp dáng bơ phờ đi hết nổi
Miệng mồm chua chát nuốt nào
trôi
Thế nhân đâu hiểu tình cô
quạnh
Mông vế dần teo – tựa cá mòi!
Trương Văn Lũy
MONG CHỊ VỀ
Tết đến năm nay thiếu một
người
Em chờ ,mẹ đợi đã mòn
hơi
Ra Giêng thong thả về
thăm mạ
Qua Tết rảnh rang đón thiệp
mời !
Đường sá cheo leo hay
lặn lội
Tấm lòng hiếu thảo
chẳng pha phôi
Về đây sưởi ấm tình gia tộc
Quê mẹ muà xuân vẫn mặn mòi !
NS-CANADA
CHIỀU ĐÔNG
Song khuya thổn thức ngóng
hao người
Ngọn bút sương dồn buốt cạn
hơi
Não cánh chim chiều mây,
tuyết gội
Ghê làn gió sớm lá, hoa trôi
Mong ngày giá tạnh, mai vàng
tỏa
Hẹn buổi xuân quang rượu ngọc
mời
Thỏa ước bên nhau mừng tái
ngộ
Tình thêm thắm đượm tím hương
mòi
Phạm Duy Lương
BÃO LỘNG
THUYỀN TRÔI
Tình
mặn sâu xa nối nghĩa mòi
Đâu
ngờ bão lộng đẩy thuyền trôi.
Vuông
khăn còn đậm làn hương ấm
Cây
bút nằm trên tấm thiệp mời.
Ngơ
ngẩn trông trời mong cánh nhạn
Ngẹn
ngào ngóng gió đón làn hơi.
Giao
thừa một bóng không đi lộc
Nhìn
thủng đêm đen đứng lặng người !
Trần Như
Tùng
MÒI NHỚ
Xa Huế từ khi ruổi xứ người
Nỉ non nhớ tiếng,tình quen
hơi
Cung đàn hòa lạc ngày xưa tấu
Chén rượu giao hoan buổi ấy
mời
Trơ trụi muôn trùng cây lá
trút
Lẻ loi vạn dặm bóng đời trôi
Ly sầu mãi nhớ,xuân thêm nhớ
Cái nhớ,chao ôi đến mỏi mòi !
Lý Đức Quỳnh_ĐN-3/2/2015
XUÂN BUỒN
Buồn tủi yêu thương nhớ một
người
Đêm khuya khắc khoải ngút
ngàn hơi
Ai xui thuở ấy tình tan vở
Kẻ để giờ đây nghĩa chẳng mòi
Đã thế sao đây đành bỏ vậy
Thôi thì mặc nó phải dần trôi
Tình đầu lưu luyến trong tâm
trí
Luyến tiếc xuân sang nhớ
tiếng mời
Hồ Hắc
Hải
Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015
GẶP THI HỮU ...THƠ XƯỚNG HỌA !
Thi huynh Độc Hành
GẶP THI HỮU !
THỈNH HỌA
Độc Hành phiêu lãng ghé nhà thăm
Rót nắng Đàng Trong sưởi nụ
mầm
Mừng Bạn tương phùng thì xởi
lởi
Buồn ta hội ngộ lại trầm ngâm
Tuần trà hụt nước nên khan
chén
Tiệc rượu co vòi chẳng ướt
mâm
Quấn quýt nâng lời chào giã
biệt
Đưa nhau bịn rịn bắt tay cầm
LĐM
3-2-2015
BÀI HỌA
GẶP THI HỮU !
Nhớ bạn xuân về mới đến thăm
Hôm nao thơ phú rủ gieo mầm
Trao duyên vài đoạn LIÊN CHÂU
THỂ
Gửi phận dăm bài THỦ VĨ NGÂM
Kia hội phân kỳ đành nát đám
Đây miền hội tụ đã tràn mâm
Quý nhau nên ấm dù xa vắng
Cũng tựa phu thê thắm sắt
cầm.
4-2-2015
Phan Tự Trí Biên Hòa
HỘI NGỘ
Hò
hẹn lâu rồi bạn viếng thăm
Trúc
mai đã nở biết bao mầm
Trăng đông
mờ tỏ ru mòn điệu
Gác
lạnh đêm buồn khản giọng ngâm
Hữu
bính* hữu trà nan hữu tửu
Tri
tô tri đĩa bất tri mâm
Mừng
nhau hội ngộ đầy tình nghĩa
Tàn
tiệc chia tay lệ khó cầm
Trần Ngộ (Lâm Đồng)
*bính : bánh kẹo
MONG GẶP
Hẹn dịp về quê ghé bạn thăm
Biết bao dự định đã ươm mầm
Trong ni thủ sẵn bao khô mực
Ngoài nớ cất giùm hủ rượu
ngâm
Chớ ngại phòng tranh thơ kín
vách *
Đừng lo gác vẽ bút tràn mâm
Bên nhau cụng chén mừng tương
ngộ
Giã biệt chân đi tay mãi cầm
. . .
Võ Làng Trâm Nha Trang
*Thi pháp
Cuộc Hội Ngộ Ngắn Ngủi
Vừa gặp Độc Hành ghé viếng
thăm
Cành mai hớn hở vội khoe mầm
Trà thơm tỏa khói lời thơ
quyện
Rượu ngọt khơi màu tiếng phú
ngâm
Trách gã thời gian mau đến
cổng
Sầu người bạn hữu phải rời
mâm
Chia tay ngỡ thấy hoen dòng
lệ
Đâu đó buồn ngân giọng nguyệt
cầm
Bửu Tùng
3/2/2015
ĐỘC HÀNH THĂM
Ha Ha ai được độc hành thăm
Đời có khô queo cũng nẩy mầm!
Vạn dặm quyết đi nên quyết đến
Cận kề vừa uống lại vừa ngâm
Câu thơ tri ngộ vang trong gió
Hủ rượu đoàn viên đặt giữa mâm
Thoả chí tương phùng vui báo bạn Trên tay điện thoại suốt đêm cầm
Châu Thạch
Ha Ha ai được độc hành thăm
Đời có khô queo cũng nẩy mầm!
Vạn dặm quyết đi nên quyết đến
Cận kề vừa uống lại vừa ngâm
Câu thơ tri ngộ vang trong gió
Hủ rượu đoàn viên đặt giữa mâm
Thoả chí tương phùng vui báo bạn Trên tay điện thoại suốt đêm cầm
Châu Thạch
TÌNH THI HỮU
Mừng bạn muôn phương chiếu cố
thăm
Trang thơ huynh hữu vốn ươm
mầm
Bao bài xướng khởi trình làng
họa
Bấy điệu tao đàn thỉnh
giọng ngâm
Hội ngộ từng kỳ lừng sáo trúc
Giao lưu mấy bận rộn
bàn mâm
Chia tay nồng thắm tình se sắt
Tạm biệt nhìn nhau lệ chẳng
cầm.
Quảng Trị, 04/02/2015
Văn Thiên Tùng
BẠN ĐẾN THĂM
Đường xa vạn dặm,bạn ra thăm
Quí hoá như mai vừa nẩy mầm
Trà rượu đầu trò nhuần ánh mắt
Thơ đàn hậu tiếp đượm lời ngâm
Bạn bè gặp gỡ còn nâng bát
Món nhậu đưa trao vẫn ứ mâm
Bao chuyện hàn huyên dù chửa dứt
Mong sau gặp lại ,ấm tay cầm !
Quí hoá như mai vừa nẩy mầm
Trà rượu đầu trò nhuần ánh mắt
Thơ đàn hậu tiếp đượm lời ngâm
Bạn bè gặp gỡ còn nâng bát
Món nhậu đưa trao vẫn ứ mâm
Bao chuyện hàn huyên dù chửa dứt
Mong sau gặp lại ,ấm tay cầm !
NS-CANADA
HẠT NẢY MẦM
Hành à , nhờ Lãm chuyển lời thăm
Xướng họa tình gieo đã nảy mầm.
Lúc nhớ ôm thơ ngươi đứng đọc
Khi buồn ấp tứ cậu ngồi ngâm.
Mời qua rước đối chờ ngoài ngõ
Được gặp bày vần kính kín mâm.
Nâng bút chạm đề không khách sáo
Cười cho lệ hỉ rớt khôn cầm .
Trần
Như Tùng
Duu Lau- Viet Tri- Phu Tho
THI HỮU ĐẾN THĂM Nghe đâu nhiều chỗ phải đi thăm!
Tranh thủ gặp nhau thỏa nẩy mầm
Ngặt cái thời gian không thể đợi
Nên chi trà rượu chẳng chờ ngâm
Lâu ngày hội ngộ tha hồ chuyện
Ngắn bữa vui mừng chả thiết mâm
Bịn rịn chia tay người mỗi ngả
Nghe lòng xao xuyến mãi chưa cầm
Trương Văn Lũy
BẠN ĐẾN THĂM NHÀ
Sáng
nay có bạn ghé qua thăm
Khi
nắng vừa bung mấy lá mầm
Bóng
dáng lãng du đầy sảng khoái
Vần
thơ hội ngộ rộn ca ngâm
Gió
vào ngập cửa, lay màn trúc
Trà
rót tràn ly,ướt dĩa mâm
Không
rượu mà say câu chuyện vãn
Quà
vườn rau quả nặng khôn cầm !
Sông Thu
GẶP NHAU
Được biết hai huynh đã đến
thăm
Vườn hoa hương ngát nhụy
tươi mầm
Vui mừng đón bạn trao thư
pháp
Chuẩn bị chờ người luyện
khúc ngâm
Khách khứa hân hoan lo tiếp
đũa
Chủ nhà rộn rịp sắp bày mâm
Thời gian tâm sự lòng chưa
thỏa
Bận việc cho nên chẳng dễ
cầm!
Như Thu
GẶP BẠN
Năm Mới bạn thân ghé đến thăm
Vườn cây mọc kín nụ chen mầm
Gặp đây thăm hỏi nhà gia quyến
Nâng chén mời nhau rượu quý
ngâm
Thân mật trưa nay cùng phá cỗ
Vui vầy món nhậu chất đầy mâm
Chia tay giã biệt tình chan
chứa
Bịn rịn nhớ thương lệ
chẳng cầm
Hồ Hắc
Hải
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)