GIA ĐÌNH CÙNG LÊN TỔ ĐÌNH TỪ HIẾU CHIÊM BÁI
VƯỜN THÁP CHÙA TỪ HIẾU
TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG TÁNH THIÊN NHẤT ĐỊNH
KHAI SƠN TỔ ĐÌNH TỪ HIẾU (1784-1847)
Tổ sư húy thượng Tánh hạ Thiên, hiệu Nhất Định, thuộc đời thứ 76 từ Tổ Ma ha Ca-diếp ở Tây Trúc, đời thứ 39 Thiền phái Lâm Tế ở Đông độ và đời thứ 5 Thiền phái Thiệt Diệu Liễu Quán, Việt Nam.
Ngài thế danh là NGUYỄN VĂN NỘI, sinh năm Giáp Thìn, 1784, tại làng Trung Kiên, tổng Bích La, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị (nay là thôn Trung Kiên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
Năm lên 6 tuổi, Canh Tuất, 1790, Ngài xin song thân đem vào chùa Huệ Lâm ở Huế, xin xuất gia với Ngài Đạo Minh Phổ Tịnh.
Đến năm 19 tuổi, Quý Hợi, 1803 Ngài được Bổn sư thế độ và ban pháp danh là Tánh Thiên, pháp tự là Nhất Định. Cũng trong năm này Ngài được Hội đồng thập sư trao giới đặc cách thọ Tam đàn Cụ túc với Hòa thượng Mật Hoằng ở chùa Quốc Ân, Huế.
Ngài là người học trò được Bổn sư thế độ thứ tư sau các pháp huynh Tánh Tuệ Nhất Nguyên, Tánh Tâm Nhất Trì, Tánh Chiếu Nhất Nguyệt.
Năm Mậu Thìn, 1808 Hòa thượng Đạo Minh Phổ Tịnh được bà Hiếu Khương Hoàng Thái hậu, mẹ của vua Gia Long cung thỉnh về trú trì chùa Thiên Thọ, tức là chùa Báo Quốc ngày nay. Bấy giờ Ngài Tánh Thiên Nhất Định cùng đi theo Bổn sư về chùa Thiên Thọ để tiếp tục việc tu học.
Năm Giáp Tuất, 1814 Ngài được Bổn sư trao kệ đắc pháp:
Nhất Định chiếu quang minh
Hư không mãn nguyệt viên
Tổ Tổ truyền phó chúc
Đạo Minh kế Tánh Thiên.
Nghĩa là:
Nhất Định chiếu sáng tinh
Hư không trăng tròn xinh
Tổ Tổ trao lời chúc
Tánh Thiên từ Đạo Minh.
(theo lời của đất)
Năm 1843, sau khi từ chức "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già.
Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:
- Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.
- Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.
(theo bách khoa toàn thư)
CÚNG DƯỜNG
TRƯỚC CHÁNH ĐIỆN
THỦ BÚT CỦA THIỀN SƯ NHẤT HẠNH TREO TẠI THƯ QUÁN TỪ HIẾU
TRƯỚC THƯ QUÁN
LA HÁN TÙNG
GIẾNG CỔ CHÙA TỪ HIẾU
XE CHÙA TÁT CẠN BỂ DÂU
THỎNG TAY VỀ CHỢ NHƯ VÀO... CỬA KHÔNG!
HÈ PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO
RẠP HƯNG ĐẠO" XƯA"
"LÊ LỢI " ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ
LÊN
PHỐ !
Hồn bùn vịn bến sông ô (1)
Gọi rơm phiêu lãng cố đô hạ này
Tình
người thơm thảo đong đầy
Gói
theo khói bếp quắt quay phố phường
Phượng
tuôn lối cũ vấn vương
Mái
cao vòi vọi nắng trườn vô tâm
Dạo
trường an ngắm phủ cam Phật Chúa nhìn
thấu khói lam lên thành
Thương
nhân loại bơi chòng chành
Giàu
nghèo chi cũng loanh quanh rồi về !
Huế
ơi! Thôi tạm biệt nghe
Đếm
đong bỏ lại ,đi..về…thảnh thơi./.
mùa phượng 2012
HUẾ
(1)ô lâu
NGUYỄN BÁ VĂN
(tiếp vần)
Ta về Lãm Nguyệt Hiên chơi
ngồi nhìn mưa nắng "trửa cươi"(*) yên bình
Dù cho chỉ có một mình
Có con châu chấu tận tình hỏi han...
(*) giữa sân
(tiếp vần)
Ta về Lãm Nguyệt Hiên chơi
ngồi nhìn mưa nắng "trửa cươi"(*) yên bình
Dù cho chỉ có một mình
Có con châu chấu tận tình hỏi han...
(*) giữa sân
Huế ơi! Thôi tạm biệt nghe
Trả lờiXóaĐếm đong bỏ lại ,đi..về…thảnh thơi
Ta về Lãm Nguyệt Hiên chơi
ngồi nhìn mưa nắng "trửa cươi"(*) yên bình
Dù cho chỉ có một mình
Có con châu chấu tận tình hỏi han...
(*) giữa sân