Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni 1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da 2. Nam mô a rị da 3. Bà lô yết đế thước bát ra da 4. Bồ Đề tát đỏa bà da 5. Ma ha tát đỏa bà da 6. Ma ha ca lô ni ca da 7. Án 8. Tát bàn ra phạt duệ 9. Số đát na đát tỏa 10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da 11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà 12.Nam mô na ra cẩn trì 13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế 14.Tát bà a tha đậu du bằng 15.A thệ dựng 16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa) 17.Na ma bà dà 18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha 19.Án. A bà lô hê 20.Lô ca đế 21.Ca ra đế 22.Di hê rị 23.Ma ha bồ đề tát đỏa 24.Tát bà tát bà 25.Ma ra ma ra 26.Ma hê ma hê rị đà dựng 27.Cu lô cu lô yết mông 28.Độ lô độ lô phạt xà da đế 29.Ma ha phạt xà da đế 30.Đà ra đà ra 31.Địa rị ni 32.Thất Phật ra da 33.Giá ra giá ra 34.Mạ mạ phạt ma ra 35.Mục đế lệ 36.Y hê di hê 37.Thất na thất na 38 A Ra sâm Phật ra xá lợi 39.Phạt sa phạt sâm 40.Phật ra xá da 41.Hô lô hô lô ma ra 42.Hô lô hô lô hê rị 43.Ta ra ta ra 44.Tất rị tất rị 45.Tô rô tô rô 46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ 47.Bồ đà dạ bồ đà dạ 48.Di đế rị dạ 49.Na ra cẩn trì 50.Địa rị sắc ni na 51.Ba dạ ma na 52.Ta bà ha 53.Tất đà dạ 54.Ta bà ha 55.Ma ha tất đà dạ 56.Ta bà ha 57.Tất đà du nghệ 58.Thất bàn ra dạ 59.Ta bà ha 60.Na ra cẩn trì 61.Ta bà ha 62.Ma ra na ra 63.Ta bà ha 64.Tất ra tăng a mục khê da 65.Ta bà ha 66.Ta bà ma ha a tất đà dạ 67.Ta bà ha 68.Giả kiết ra a tất đà dạ 69.Ta bà ha 70.Ba đà ma kiết tất đà dạ 71.Ta bà ha 72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ 73.Ta bà ha 74.Ma bà rị thắng yết ra dạ 75.Ta bà ha 76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da 77.Nam mô a rị da 78.Bà lô kiết đế 79.Thước bàn ra dạ 80.Ta bà ha 81.Án. Tất điện đô 82.Mạn đà ra 83.Bạt đà gia 84.Ta bà ha. ***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát*** !

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

MỘNG GIANG HỒ-HÁT NÓI !




Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộctrí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi caâm nhạc
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
Các chuyên gia nghiên cứu đến nay, đa số đã đồng ý cho rằng Ca trù dưới hình thức ngày nay đã bắt đầu có từ thời nhà Lê (thế kỷ XV) sau khi cây đàn đáy do Đinh Lễ sáng chế ra.
Ca trù là dạng nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm, nhưng thể văn chương phổ biến nhất là hát nói.
Hát nói xuất hiện sớm nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ thứ 19 mới có những tác phẩm lưu truyền đến nay như các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát.

MỘNG GIANG HỒ!
          (  Hát nói"mưỡu đầu và hậu")
Đã từng cưỡi vạt tang bồng
Đâu hay sóng liệm thuyền chòng chành nghiêng

Vui thú yên hà tiên cõi tục
Lòng hăm hở thôi thúc kết muôn miền
Không ngờ chừ vỡ mộng chinh yên
Nên trôi dạt để đảo điên ném trùm ngất ngưởng

Nếu ý thức mang bao viễn tưởng
Thì  tâm tư chở bấy oan khiên
Nay tiêu dao giữa cuộc điền viên
Cùng trăng gió hằng đêm trau chuốt vận

Khều sao trời nước ghen ôm bờ lẩn thẩn
Vẫy bút nghiên mà thẹn với quan san

      Rượu giang hồ phất chứa chan
      Hắt thềm phiêu bạt chiết tang thương triền
Mơ hồ sương khói như nhiên
                                    Lê Đăng Mành

DUYÊN NỢ !
                “Hát nói” (Đủ khổ mưỡu đầu)
Nhân đã gieo giữa hư không
Đủ duyên là nảy tơ hồng cái chi

Nguyệt lão cứ đành hanh kết chỉ
Ở xa xăm mà buộc sợi tào khang
Để bây chừ xức bức xang bang
Cái hạnh phúc chen khổ đau thêm bải hoải

Đó phận thuyền quyên dòng yểu điệu
Đây tông chánh khí giống ngang tàng
Can chi mà buộc phải đa mang
Làm  cho lủ thị phi xô tọc mạch

Cứ tam tòng gánh tứ đức ỳ ạch
Buồn hắt hiu chinh cổ cũng bâng khuâng
Ai không duyên nợ chàng ràng.
                      Lê Đăng Mành