script>
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014
XƯA NAY XUÂN PHÚ!
XƯA NAY XUÂN PHÚ!
Mùa ảm đạm - Thôi
giăng rét lay bay
Tiết hân hoan - Đã
bủa nồng lất phất
Mưa tạnh - Én về
bện xôn xao
Nắng giăng - Mầm
nứt nghe rạo rực
Nhớ xuân xưa !
Khắp ngõ - Người
lom khom đi vay mượn để phòng xuân
Ngoài đồng - Kẻ tất
bật xuống cấy cày cho kịp tết
Thuở ấy - Nhìn em
ngày cuối tháng mong may áo dạ cứ nao nao
Khi xưa - Thấy Mẹ
đêm hết năm thức chờ con lòng càng quặn thắt
Mà thôi!
Tết – Không riêng
thêm hiên - kẻ giàu sang
Xuân - Chẳng lẽ bớt
cửa - người khổ cực
Tiễn Táo- Muôn nhà
chuồi lễ vật đưa Đông Trù về trời bớt kể lể ba que
Chào xuân- Mọi xó
kê ghế bàn đón Thổ Địa xuống đất thôi săm soi tất bật.
Mùi an tọa – Dê
thong dong cưỡi ánh Dương quang
Ngọ di hành- Ngựa
tất tả quăng manh Giáp bạc.
Chẳng những- Chiều
ba mươi - xóm giềng chia thịt lợn nghe rộn ràng
Mà còn- Đêm trừ
tịch - bè bạn uống rượu rồng* nhìn say khướt
Giàu cũng rứa- Câu
đối thuê diện với củ kiệu dưa hành
Nghèo như ri- Thơ phú viết chưng
cùng hoa mai tùng trúc
Phía cửa- Đôi thiền
thư treo trên bức Họa Đông Hồ
Trong nhà- Cặp mai
trúc dựng cạnh tờ Thư pháp Việt
Ba bữa
tết- Đội khăn đen mặc áo dài - leo chòi cờ bạc nhập với cuộc hơn thua
Mấy hơi xuân- Tra
guốc mộc cầm gậy ngắn - xuống chiếu sòng bài huơ cùng tay được mất.
Mặc Vợ- Giêng hai
vác mủng chạy quanh - Xin vay
Kệ Người- Mùa vụ
cầm bao đi tới-Lạy khất
Đẹp Thay !
Nắng ấm- Cỏ cây
chuyển dạ hé phơi hương
Gió nồng – Hoa lá
giục mầm trồi chưng sắc
Quê hương an lạc-
Xuân về với văn nhớ ôn chữ binh thư
Đất nước thanh
bình- Tết đến cùng võ nên luyện tờ sách lược.
Mõ chuông Cổ Tự -
Vọng hồi cầu Quốc Thái Dân An
Chiêng trống Đình
Làng –Gióng tiếng chúc Gia Bình Trí Lạc.
Ngan ngát- Gầm trời
hương tỏa mùi giữa mênh mông
Lung linh- Mặt đất
sắc đưa màu lên bát ngát
Chồi nụ - nõn nà
chiêu cảm quân lụy tình
Bướm ong- suồng sã
nâng niu nhụy xin mật.
Vũ trụ - Chia rồi -
năm tháng đều cùng sanh
Càn khôn- Phân đó -
bốn mùa ắt sẽ diệt.
Muôn ngõ - Tưng
bừng nam thanh nữ tú lướt về chơi xuân
Khắp nơi- Hớn hở
lão lai tài tận vùng dậy thưởng tết.
ÔÔng mụ*- Cũng lều
khều đũa gắp đũa trao
Vợ chồng - Cùng
loáng thoáng chén thù chén tạc.
XUÂN NAY!
Đợi dê tới- Lòng
bao nỗi mừng vui
Đưa ngựa về- Dạ bấy
niềm thương tiếc.
Kẻ còn sống- Lắm
mảnh đời –Bớt trôi nổi loay hoay
Người qua đời –
Nhiều hồn phách - Thôi trầm luân phiêu dạt.
Tống cựu- Tròm trèm
vài chữ chúc muôn người mãi mãi an khang
Nghênh tân- Lõm bõm đôi câu cầu trăm họ luôn luôn hạnh phúc.
Nơi hè phố- Đừng
thêm kiếp cơ hàn
Ngõ xóm thôn – Chớ
giảm đời chất phác.
Chúc nông nghiệp-
Ruộng vườn cây trái mùa càng bội thu
Cầu doanh nhân – Phúc
lộc tiền tài ngày thêm phát đạt...!
Lê Đăng Mành
* Rượu Kim Long Q
Trị
**ông bà
Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014
BẦN NÔNG PHÚ !
BẦN NÔNG PHÚ !
Giữa trời lồng lộng
- Ung dung với ruộng rẫy non sông
Trên đất mênh mang
-Thanh thản cùng thu đông xuân hạ.
Lý lịch-Trơn tru
chơn chất kiếp nông bần
Thế gia - Mà mượt
tự hào đời dân dã.
Đẹp thay cuộc sống!
Nhờ mưa thuận- Sáng
tinh mơ dưới đê bao đã nghe giọng tắc rì *
Cậy gió hòa – Chiều
chạng vạng bên bàn rượu vội bật cười ha hả
Dẫu tết- Chiều hôm
còn lúi húi khơi con nước cạnh bờ mương
Dù xuân- Sáng sớm
vẫn lui cui bơm thuốc sâu trên ruộng mạ
Xởi lởi- Bên xóm
giềng đùm bọc bấy thân phận bớt rách bươm
Vui cười - Giữa
làng mạc chia sẻ bao mảnh đời thôi tơi tả.
Hạt muối - Cắn đôi
là tánh rộng lượng ở thôn quê
Đồng xu - Chắt bóp
ấy chất hẹp hòi nơi phố xá
Vậy mà!
Tổ quốc gọi- Cầm
đao vùng dậy mà lừng lẫy với sông hồ
Giang sơn cần- Xách
gậy đứng lên cứ hùng hồn nên Tướng tá
Chất phác - Nuôi
trang anh hùng chỉ nứt ở miền quê
Hiên ngang - Dưỡng
bậc hào kiệt đâu thành nơi thị xã
Mạng mạch- Đây nơi
gìn giữ bản sắc cảo thơm
Cội nguồn - Chính
chốn bảo lưu giống nòi gia phả.
Mỗi khóm chuối-
Hằng đêm trăng rưới khắp ánh tươi mươi
Từng bờ tre -Mọi
sáng nắng chan cùng màu trang nhã
Hun đúc- Ở phong tư
nên sanh lắm bậc anh hào
Nâng niu- Nơi khí
tiết mà dậy nhiều trang thức giả
Ruộng vườn bát
ngát- Nam
thanh đượm nhuần nụ từ bi
Sông nước thênh
thang- Nữ tú lai láng mầm bát nhã.
Dẫu rằng!
Thời tiết -Có thất
thường bão giông luôn hoành hành con người nơi đây vẫn vui
tươi
Vụ mùa
- Dẫu bấp bênh lũ lụt mãi chầu chực hoa cỏ chốn nầy còn cao nhã
Kẻ
ruộng - Lòng chăm trau dồi hạnh vị tha
Bần
nông - Dạ nhớ thúc liễm đời vô ngã.
Đình
đám- Cần bão lưu nét văn hóa đẹp xóm thôn
Hội
hè- Quyết gìn giữ nếp gia phong thơm làng xã
Cửa
Thiền Tự- Vọng tiếng chuông ngân- người cố quận đặng yên lòng
Gác
Giáo Đường- Vang lòi kinh nguyện-kẻ tha hương thêm hả dạ
Muôn
kiếp - Khó khăn nên gần gũi cùng tôm tép ruộng đìa
Một
đời- Lận đận phải cận thân với trâu bò rơm rạ
Còn
nhiều kẻ- Vương vào chỗ khốn quẫn túng
bần
Có lắm
người- Thoát ra nơi thong dong khá giả.
Mong
thay!
Chân
lấm- Tương lai con cháu ngày một bay xa
Tay bùn- Hiện tại quê hương muôn
đời lan tỏa.
Luôn
cảm động - Nguồn mạch mở làng - đọng trí tuệ muôn thuở của tổ tiên
Mãi
ngậm ngùi- Cội đất an táng - gói cốt xương nghìn thu đây mồ mả.
Hậu
duệ- Muôn nơi mãi khắc ghi đẹp dạ eng tam
Tiền
nhân- Chín suối luôn phò hộ tươi đời út ả**.
Đau
đáu - Cảnh nông bần nên mạo muội đôi vần lỗi phú văn
Đành
hanh - Đời dân dã mà thày lay vài câu sai chính tả.
Xin Ba
hạng- Bao dung cảm mến để thứ tha
Gửi
Quan viên- Độ lượng thương yêu mà đại xá…!
Lê Đăng Mành
*Tiếng
điều khiển trâu cày bừa
**chị
em
Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014
Thư Pháp CHÚ ĐẠI BI !
Từ lâu ước nguyện viết Thư Pháp CHÚ ĐẠI BI đến nay mới thực hiện được:
Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát "3 lần"
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na
38 A Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Ba dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà du nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na
38 A Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Ba dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà du nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
"3 lần"
***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát***
Tên của bài kinh này là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có 84 câu, 415 chữ.
Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014
Ô LÂU GIANG PHÚ!
Ô LÂU GIANG PHÚ!
Từ Châu Hoan Châu
Hóa-Thiên di tạm dừng Chân
Đến Châu Rí châu Ô - Lập nghiệp còn tiếp bước
Chim đậu đất lành xứ Ô Lâu
Người nương suối ngọt miền sông nước
Trộm nghe,nên nay!
Kẻ Hậu Bối - Giam thân trích lục cùng miền xuôi
Bậc Tiền Nhân- Gợi ý sao tìm khắp mạn ngược.
Bao bận – Manh nha đứng chờ cung tay để nâng
nghiên
Đôi phen-Thắc thỏm ngồi đợi dõi mắt mong mài
mực.
Vẫn còn đó- Cây đa
gió gom nghĩa ngày xưa
Mãi lưu đây-Bến cộ trăng gọi tình thuở trước.
Vinh quang thay!
Miền Câu Lãm - Bùi Dục Tài Tiến Sĩ khai khoa”1”
Xứ Vân Trình - Trần Văn Kỷ
Trung thư phục quốc”2”
Làng Vĩnh Cố- Ngyễn Quang Vệ
Uý đã tới vinh quang
Quê An Thơ –Lục Sự Hoàng Từ
lui về tủi nhục.
Hào hoa Kẻ Vịnh -Thượng quan
Nguyễn Đức Trứ giữ dạ thanh liêm
Lịch lãm An Thư- Tuần phủ
Nguyễn Đức Hoan gìn lòng chính trực.
Không hẳn Nam
tử- Bút tung phượng múa rồng bay
Mà còn Nữ lưu - Chữ động quần
là áo lượt
Qua Mỹ Chánh - Lừng danh thứ thiếp “3”Quang Trung- một dạ thương nòi
Về Hội Kỳ - Ngát tiếng Cửu Giai “4” Thành Thái - chung lòng yêu nước.
Trang võ tướng- Đôi bờ còn tán
tụng giỏi binh thư
Đấng văn quan-Muôn bến mãi biểu dương tài thao lược
Nơi hiểm trở- Quân Tây Sơn
không ngại Đá giăng cồn
Chỗ khó khăn- Tướng Nguyễn Huệ chẳng tày Bà Đa vực.*
Thương kính quá!
Bờ Hà Lỗ - Thể phách Văn Sở Tướng Quân- Đất gói oan khiên
Bến Ưu Điềm -Thuyền tang Tài Nhân Thị Ngọt-Sóng trào sướt mướt”5”
Lẫm liệt thay!
Tráng liệt tử- Hồng Lô Tự Khanh vua Minh Mạng tặng phong
Nguyễn Tri Phương- Quân Kỳ Thạc Phụ đời Miên Tông ban tước « 6 »
Phò Mã- Kết duyên với công chúa Đồng Xuân
Nguyễn Lâm - Tử trận gìn non sông Tổ Quốc
Xã Chánh Lộc- Từ đường Phụ Tử muôn thuở khói bay
Làng Chí Long- Miếu mộ Đệ Huynh nghìn thu bia tạc.
Nghệ nhân Mặc khách -Mỹ Xuyên còn nức tiếng tợ Kế
Môn
Quân Tử Trượng phu- Phò Trạch mãi lừng danh như Đại Lược.
Nam Quảng Trị bao kẻ chợ- Mỹ Chánh Hà Lộc Kẻ Lạng Hà Lỗ Câu Nhi,
An Thơ Phú
Kinh Kẻ Văn Kẻ Vịnh sử xanh không quên,
Bắc Thừa Thiên bấy làng quê - Phước
Tích Mỹ Xuyên Trạch Phổ Ưu Điềm Hòa Viện,Vĩnh An Vân Trình Phú Nông Điền Hương
con đỏ còn thuộc. « 7 »
Thời Minh Mạng –Lừng danh An Thơ Nguyễn Đức Hoạt Thượng Thư Nguyễn Đức Tư
Tri Phủ vọng tộc thế phiệt trâm anh,
Thuở Miên Tông- Vang tiếng Kẻ Vịnh Tri Phủ Nguyễn Đức Dĩnh Viên Ngoại Nguyễn Đức Giãn thế gia vương tôn
đài các.
Đất Văn Qũy - Công Thần Nguyễn Văn Vịnh Tri phủ Viện Sỹ Hàn Lâm
Xứ Câu Nhi-Danh Tướng Hoàng Tự Bôi Tam Phẩm Phụng Sắc Triều Mạc. « 8»
Làng cổ Phước Tích-Họa sư Lê Văn Miến màu đọng lung linh « 9»
Giáo xứ Kẻ Văn-Thánh đạo Lê Đăng Thị hương bay ngào ngạt « 10».
Đôi bờ Nam bắc- Cử nhân Tiến sĩ như lá lay bay
Hai dải Trị Thiên-Khanh Tướng công hầu tợ sương lác đác.
Uy nghiêm Phạm vũ-Gia trì khuya sớm ngân tiếng u huyền
Lồng lộng Giáo đường - Cầu nguyện chiều hôm lắng lời trầm mặc.
Cội nguồn sông suối - Hợp lưu cùng sóng nước quần tụ mênh mông
Mạng mạch Ô lâu - Chung thủy với Tam giang tương phùng bát ngát.
Ngẫm nay !
Mây vạn thuở- lang thang đổi sắc giữa trời xanh
sóng muôn đời- lãng đãng thay màu bên nước bạc.
Ngày xuống- ngồi đong cuộc có-không
Sáng lên- đứng lường thời được mất.
Thô thiển - Đôi dòng tâm niệm tiếc thương
Bùi ngùi – mấy chữ lòng hoài cảm tác !
Mùa đông Giáp Ngọ
LĐM Phụng Bút
GHI
CHÚ :
1- Câu Lãm:Bùi Dục
Tài người đổ Tiến sỉ thời Vua Lê Hiển Tông, đây là vị tiến sỉ khai khoa của xứ Đàng Trong, Ông được thăng quan
đến chức Tả thị lang Bộ Lại
2- Vân
Trình: Trần Văn Kỷ, người làng Vân Trình (tục gọi là làng Rào), tổng
Vĩnh Xương, huyện Hương Trà,
phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa
(nay thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên - Huế).
vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà.
Được
Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tin dùng, phong đến chức Trung Thư
Phụng Chính, tức chức quan chuyên lo việc dự thảo chính lệnh cho nhà vua.
3-Mỹ Chánh
:Nguyễn Thị Bích-người vợ thứ hai của anh hùng Nguyễn Huệ - Hoàng Đế Quang
Trung
4- Dương Thị
Ngọt ở làng Hội Kỳ, xã Hải Chánh ,Với vẻ đẹp đoan trang và
phẩm hạnh cao quý, cô gái Dương Thị Ngọt đã trở thành “cửu giai tài nhân”
của vị vua yêu nước Thành Thái. Được vua Thành Thái hết mực yêu thương và sủng
ái, bà phi Dương Thị Ngọt đã không tránh khỏi sự ghen ghét, đố kỵ vẫn thường
xảy ra ở chốn hậu cung mà kết cục là bà bị giáng tội khi quân và phải lãnh án
hình xử chém. Tiếc thương ái phi Dương Thị Ngọt, vua Thành Thái đã cho cử hành
tang lễ của bà theo nghi lễ của triều đình đối với một hoàng phi và dùng thuyền
rồng đưa Linh cửu bà về Cặp bến Uu Điềm và đưa lên yên nghỉ tại quê nhà thân
yêu ở thôn Hội Kỳ bên dòng Ô Lâu.
5- Tướng Ngô Văn Sở, một người có công đối với
nhà Tây Sơn, nhưng không may bị tội, phải dìm xuống nước sông Hương cho đến
chết, thi hài chôn ở gần chùa Linh Mụ. Sau đó hai năm, ông được triều đình phục
chức và cho cải táng đưa ra chôn ở làng Hà Lỗ bên bờ sông Ô Giang.
*Địa danh đoạn
Sông ở Hội Kỳ có tên:vực Bà Đa và Bãi Đá giăng.
6- Nguyễn Tri Phương tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm
Trinh, hiệu là Đồng Xuyên,
sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân(1800), quê làng Đường Long (Chí Long), xã
Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông xuất thân trong
một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên
công nghiệp lớn.
Năm Quý Mùi
(1823), vua Minh Mạng
đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ
ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự
khanh.
Tháng 5
năm 1847,
ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Công đại thần Cơ mật viện, tước
Tráng Liệt tử và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ "Quân kỳ
thạc phụ", được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế)
Con trai Nguyễn Tri
Phương là Phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận Nguyễn Tri
Phương cũng bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái
từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng
thung dung chết về việc nghĩa Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất
vào ngày 20 tháng 12 năm 1873 (1 tháng 11 Âm lịch),
thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích
thân vua Tự Đức tự soạn bài văn tế cho ba vị công thần (Nguyễn
Duy, Nguyễn Lâm, Nguyễn Tri Phương) và cho lập đền thờ Nguyễn Tri Phương tại
quê nhà.
7- Tên Địa phương chữ đậm
8-Hoàng Bôi Người xã Câu Nhi, thôn Câu Lãm Hải Lăng!Triều
Mạc ,được dự vào hàng 5 bậc tước,Quan vào hàng Tam Phẩm
9- Lê Văn Miến (1874-1943) là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris, là hoạ sĩ đầu tiên ở Việt Nam.
10- Giuse Lê Đăng Thị,
sinh năm 1825 tại Kẻ Văn, Quảng Trị. Làm Cai Đội dưới thời vua Tự Đức, xử giảo
ngày 24-10-1860 tại An Hòa, phong Chân Phước ngày 02-5-1909 do Đức Piô X, phong
hiển thánh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)